Nền ẩm thực đất Việt có lẽ phải nói là không kể hết, vì có quá nhiều món ăn mang hương vị đặc sản ba miền. Mỗi vùng miền mang sắc thái đặc trưng riêng, dưới đây sẽ là ba cái tên của ba miền Bắc - Trung - Nam.
Địa điểm khu vực miền bắc mà chúng ta khám phá sẽ là Hà Thành, nơi đây hội tụ rất nhiều phong cách ẩm thực đặc trưng cho miền Bắc.
Đặc sản ba miền - Chả cá Lã Vọng Hà Nội:
Chả cá Lã Vọng là tên của một đặc sản Hà Nội. Đây là món cá tẩm ướp, nướng trên than rồi rán lại trong chảo mỡ, do gia đình họ Đoàn tại số nhà 14 phố Chả Cá (trước đây là phố Hàng Sơn) trong khu phố cổ giữ bí quyết kinh doanh và đặt tên cho nó như trên.
Cá làm chả thường là cá lăng tươi. Đây là loại cá ít xương, ngọt thịt và thơm. Đặc biệt nhất và cũng hiếm hoi là chả làm từ cá Anh Vũ, bắt ở ngã ba sông Bạch Hạc (Việt Trì - Phú Thọ). Không có cá lăng thì có thể dùng đến cá nheo, cá quả, nhưng cá nheo thì thịt bở hơn và cá quả thì nhiều xương dăm hơn nên không ngon bằng cá lăng.
Tiếp theo sẽ là Đà Nẵng, thành phố đại diện cho miền Trung.
Đặc sản ba miền - Mì Quảng Đà Nẵng:
Nhắc đến Quảng Nam Đà Nẵng, chắc hẳn không ai trong các bạn không nghĩ ngay đến mì Quảng, món ăn đặc sản nổi danh của vùng đất này.
Mì Quảng không giống phở Bắc, cũng chẳng giống bún bò Huế hay bún Ốc Hà Nội. Mì Quảng có nhiều loại khác nhau, nào là mì gà, mì tôm, mì thịt, mì trứng, mì bò, mì sứa, mì cá lóc… nhưng hương vị đặc trưng của nó thì không lẫn vào đâu được. Hòa quyện cùng cọng mi trắng ngà, mềm mại là vị thanh ngọt và béo của nước hầm xương, mà người dân địa phương vẫn hay gọi là nước lèo.
Theo kinh nghiệm của người xưa, ăn mì Quảng phải ăn kèm với nhiều rau sống mới ngon. Nhưng rau sống đúng kiểu mì Quảng phải được kết hợp từ 9 loại rau như: cải non mới nụ, xà lách tươi, húng, quế, giá trắng có thể được trụng chín hoặc để sống, rau răm, ngò rí với hành hoa thái nhỏ…trộn lẫn với chuối bắp sắt mỏng, tất cả trộn lẫn tạo nên mùi vị đậm đà khó quên.
Vùng đất phương nam là địa điểm cuối cùng trong cuộc hành trình khám phá đặc sản ba miền.
Đặc sản ba miền - Bánh tráng trộn Sài Gòn:
Bánh tráng trộn là một trong những món ăn vặt phổ biến nhất trong giới trẻ. Các hàng bán bánh tráng trộn ở Sài Gòn đông vô kể. Đây chính là nơi mang hương vị đặc trưng mà không chỗ nào có được.
Nguyên liệu làm món bánh tráng trộn cực kỳ đơn giản gồm:
- Một bịch bánh tráng (bánh đa nem)- Trứng cút (nhiều hay ít tùy ý thích)
- Tép khô (hoặc tép sấy giòn), bò khô, lạc
- Xoài xanh, rau răm, hành lá, quất
- Hành khô, muối tôm, sa tế, nước tương, dầu ăn.
Chúng ta đã khám phá ba vùng miền mang hương vị đặc trưng của từng nơi. Bắc - Trung - Nam hội tụ lại tạo nên nền ẩm thực vô cùng phong phú.
Chả cá Lã Vọng là tên của một đặc sản Hà Nội. Đây là món cá tẩm ướp, nướng trên than rồi rán lại trong chảo mỡ, do gia đình họ Đoàn tại số nhà 14 phố Chả Cá (trước đây là phố Hàng Sơn) trong khu phố cổ giữ bí quyết kinh doanh và đặt tên cho nó như trên.
Cá làm chả thường là cá lăng tươi. Đây là loại cá ít xương, ngọt thịt và thơm. Đặc biệt nhất và cũng hiếm hoi là chả làm từ cá Anh Vũ, bắt ở ngã ba sông Bạch Hạc (Việt Trì - Phú Thọ). Không có cá lăng thì có thể dùng đến cá nheo, cá quả, nhưng cá nheo thì thịt bở hơn và cá quả thì nhiều xương dăm hơn nên không ngon bằng cá lăng.
Tiếp theo sẽ là Đà Nẵng, thành phố đại diện cho miền Trung.
Nhắc đến Quảng Nam Đà Nẵng, chắc hẳn không ai trong các bạn không nghĩ ngay đến mì Quảng, món ăn đặc sản nổi danh của vùng đất này.
Mì Quảng không giống phở Bắc, cũng chẳng giống bún bò Huế hay bún Ốc Hà Nội. Mì Quảng có nhiều loại khác nhau, nào là mì gà, mì tôm, mì thịt, mì trứng, mì bò, mì sứa, mì cá lóc… nhưng hương vị đặc trưng của nó thì không lẫn vào đâu được. Hòa quyện cùng cọng mi trắng ngà, mềm mại là vị thanh ngọt và béo của nước hầm xương, mà người dân địa phương vẫn hay gọi là nước lèo.
Theo kinh nghiệm của người xưa, ăn mì Quảng phải ăn kèm với nhiều rau sống mới ngon. Nhưng rau sống đúng kiểu mì Quảng phải được kết hợp từ 9 loại rau như: cải non mới nụ, xà lách tươi, húng, quế, giá trắng có thể được trụng chín hoặc để sống, rau răm, ngò rí với hành hoa thái nhỏ…trộn lẫn với chuối bắp sắt mỏng, tất cả trộn lẫn tạo nên mùi vị đậm đà khó quên.
Vùng đất phương nam là địa điểm cuối cùng trong cuộc hành trình khám phá đặc sản ba miền.
Đặc sản ba miền - Bánh tráng trộn Sài Gòn:
Bánh tráng trộn là một trong những món ăn vặt phổ biến nhất trong giới trẻ. Các hàng bán bánh tráng trộn ở Sài Gòn đông vô kể. Đây chính là nơi mang hương vị đặc trưng mà không chỗ nào có được.
Nguyên liệu làm món bánh tráng trộn cực kỳ đơn giản gồm:
- Một bịch bánh tráng (bánh đa nem)- Trứng cút (nhiều hay ít tùy ý thích)
- Tép khô (hoặc tép sấy giòn), bò khô, lạc
- Xoài xanh, rau răm, hành lá, quất
- Hành khô, muối tôm, sa tế, nước tương, dầu ăn.
Chúng ta đã khám phá ba vùng miền mang hương vị đặc trưng của từng nơi. Bắc - Trung - Nam hội tụ lại tạo nên nền ẩm thực vô cùng phong phú.
0 comments :
Post a Comment