Như chúng ta được biết, nền văn hóa nói chung cũng như nền ẩm thực đất Việt nói riêng rất đa dạng. Mỗi vùng miền sở hữu những loại đặc sản
riêng tạo nên thương hiệu mà mỗi khi nhắc đến tên đặc sản đó là người ta nhớ đến
địa điểm đó. Cùng hội tụ những hương vị đặc biệt đó đã tạo nên một nền ẩm thực
rất đa dạng và phong phú.
Hãy cùng theo chân chúng khám phá và thưởng thức những món đặc
sản ba miền vô cùng hấp dẫn để có thể hiểu hơn về nền ẩm thực đất Việt nhé.
Đầu tiên chúng ta sẽ đến với thủ đô, để tìm hiểu về những
món đặc sản Hà Nội. Khi đến với Hà Nội, người ta thường nhắc ngay đến bánh cốm,
Phở, Bún ốc…những cái tên đó đã trở thành thương hiệu riêng của Hà thành đối với
khách thực phương. Là đặc sản truyền thống của Hà Nội đã có từ rất lâu đời,
bánh cốm Hàng Than hấp dẫn thực khách bởi lớp cốm dẻo quánh bên ngoài, lớp
nhân đậu xanh quyện dừa béo ngậy bên trong, thoang thoảng hương thơm tự nhiên của
bưởi. Chiếc bánh nhỏ, mỏng, dẹt nhưng là món quà ý nghĩa của đất và người Hà Nội.
Không chỉ biếu tặng, bánh cốm còn là đặc sản không thể thiếu trong các dịp cưới
hỏi.
Địa danh thứ hai mà chúng ta sẽ khám phá đó chính là miền
Trung. Các loại bánh Huế, mỳ quảng, bún bò, Cao lầu, cơm hến, bún chả cá… là những
đặc sản mà du khách không thể bỏ qua khi đến miền Trung. Chúng ta sẽ tìm hiểu về
bún chả cá, là món ăn nổi tiếng của người miền trung gắn với nhiều thương hiệu
như bún chả cá Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang... Món ăn đơn giản với nước dùng
trong, chả cá và những sợi bún loại nhỏ xíu. Nguyên liệu để làm chả cá thường
là cá thu, cá mối, cá cờ… Đặc biệt, khi ăn bún chả cá phải ăn kèm với
tương ớt cùng đĩa rau sống thái nhỏ với rất nhiều loại rau như xà lách, rau
thơm, húng quế, bắp chuối thái nhỏ, giá…
Chia tay với miền Trung đầy nắng và gió, địa điểm cuối cùng
trong hành trình khám phá nền ẩm thực ba miền. Hãy đến với miền Nam, miền đất
trẻ đầy sôi động. Nơi đây được mệnh danh là thiên đường ẩm thực, có quá nhiều
món ăn ngon mà chúng ta phải khám phá. Những cái tên nổi bật như : Lẩu mắm, hủ tiếu Nam Vang, bánh tráng trộn, chả giò
Phú Hương đã đi sâu vào lòng mỗi con người nơi đây cũng như thực khách. Nói đến
ẩm thực Sài Gòn không thể không nhắc đến món hủ tiếu.
Có nhiều thể loại hủ
tiếu: hủ tiếu Nam Vang, hủ tiếu sa tế, hủ tiếu gõ và hủ tiếu hồ - một món ăn đặc
trưng của người Hoa ở Sài Gòn.Có khoảng 3-4 tiệm hủ tiếu hồ ở Sài Gòn, nhưng giữ
được hương vị truyền thống trong suốt hơn nửa thế kỷ có lẽ chỉ có tiệm hủ tiếu
hồ Đỗ Khôn có tuổi đời gần 50 năm nằm khiêm tốn trên con đường Đinh Hòa (Q.8).
Đặc trưng của món hủ tiếu hồ là đồ lòng phá lấu (được làm từ
ruột heo dồn nếp với tôm khô, đậu phộng), hủ tiếu hồ và nước dùng có pha thêm
chút bột năng vào cho sền sệt, đặc quánh tựa như hồ. Sau năm 1975, gu ăn uống của
người Sài Gòn thay đổi, nước dùng sền sệt, kẹo kẹo không còn được ưa chuộng,
ông Đỗ Khiêm, con trai út của Đỗ Khôn, đã biến tấu làm nước lèo trong, không
pha thêm bột năng, món phá lấu cũng thay ruột heo dồn nếp bằng lòng heo luộc
chín.
Kết thúc cuộc hành trình khám phá đặc sản ba miền cực kỳ thú
vị, mang lại cho chúng ta rất nhiều cảm xúc cũng như hiểu rõ hơn về nền ẩm thực
đất Việt. Sẽ khó lòng mà quên được hương vị đặc trưng đi sâu vào lòng mỗi con
người khi được thưởng thức những đặc sản đất Việt.
0 comments :
Post a Comment